
Người Xơ Đăng vươn lên làm giàu từ trồng sâm Ngọc Linh
[ad_1]
NGƯỜI XƠ ĐĂNG VƯƠN LÊN LÀM GIÀU TỪ TRỒNG SÂM NGỌC LINH
Đến nay, hàng trăm ha sâm Ngọc Linh được trồng và nhân rộng ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Hàng chục hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My không chỉ thoát nghèo mà đã vươn lên làm giàu từ trồng sâm.
Chăm sóc cây sâm con tại vườn ươm sâm của huyện Nam Trà My tại thôn Tak Ngo, xã Trà Linh
Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt, phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Vườn ươm sâm con của một người trồng sâm trên núi Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh phân bố trong tự nhiên và được trồng mới ở các xã vùng cao huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nơi sinh trưởng thích hợp cho cây sâm là dưới tán rừng già, ở độ cao 1.200-2.100m so với mặt nước biển.
Thứ tự các ảnh: Mùa sâm ra hoa. Những trái sâm sắp chín sẽ được bọc lưới để bảo vệ khỏi chim, chuột cắn phá. Người trồng sâm vui mừng trước những cây sâm sai quả chín đều
Theo Đề án phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2020, trên địa bàn 7 xã vùng cao Nam Trà My có 19.000 ha đất dưới tán rừng già được dành để trồng sâm. Sâm là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, theo Đề án, bình quân mỗi ha sau 5 năm đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 30 tỷ đồng. Để có đủ giống phục vụ nhu cầu phát triển cho diện tích nói trên phải chú trọng vườn sâm chuyên sản xuất giống, đủ cung ứng cho người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Cô gái Xơ Đăng nâng niu hai cây sâm đẹp mang dự thi tại Lễ hội sâm Ngọc Linh do huyện Nam Trà My tổ chức
Đồng bào Xơ Đăng, ngoài việc tìm cây giống mọc tự nhiên còn biết thu hoạch hạt giống từ hạt cây sâm trồng tại vườn, gieo hạt, nảy mầm thành cây con chừng một năm tuổi rồi mang đi trồng dưới tán rừng, hình thành những vườn sâm trên núi Ngọc Linh.
Những củ sâm lớn được bày bán tại phiên chợ sâm Ngọc Linh
Đến nay, hàng trăm ha sâm Ngọc Linh được trồng và nhân rộng ở huyện Nam Trà My. Hàng chục hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Trà Linh không chỉ thoát nghèo mà đã vươn lên làm giàu. Hơn nữa, việc trồng sâm giúp bà con dân tộc Xơ Đăng trên đỉnh Ngọc Linh từ bỏ đốt nương làm rẫy, giữ được rừng đầu nguồn.
Sâm Ngọc Linh được bày bán cho khách hàng tại các phiên chợ
Sâm Ngọc Linh được bày bán cho khách hàng tại các phiên chợ
Cây sâm được bảo tồn và phát triển, trở thành sản phẩm nổi tiếng của Xứ Quảng, cung cấp ra thị trường và đến tay người tiêu dùng trong các phiên chợ sâm vào những ngày đầu hàng tháng hay vào dịp Lễ hội Sâm Ngọc Linh vào tháng 8 hàng năm.
Trần Tấn Vịnh
(function (d, s, id) {
var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
if (d.getElementById(id)) return;
js = d.createElement(s); js.id = id;
js.src = “//connect.facebook.net/en-US/all.js#xfbml=1&appId=177688935738717”;
fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
}(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));
[ad_2]
Trang tin làm kinh doanh, nguồn tổng hợp: https://phunuvietnam.vn/nguoi-xo-dang-vuon-len-lam-giau-tu-trong-sam-ngoc-linh-20210812090514614.htm