• About
  • Privacy
  • Contact
  • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
  • Danh mục

    Category

    • Kinh tế
    • Doanh nghiệp
    • Kinh doanh
    • Kinh tế học
    • Nông nghiệp
    • Sản xuất
    • Tài chính
    • Thương mại
    • Bán hàng Online
    • Đầu tư
    • Bài học Kinh doanh
    • Chia sẽ Kinh nghiệm

    Trending

    • All
    • Kinh tế
    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    2022-05-27
    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo
 | Làm kinh doanh

    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: Trào lưu “bai lan” của bộ phận người trẻ Trung Quốc thờ ơ với thời cuộc

    2022-05-27

    Kinh doanh: GCAI ra mắt văn bằng sau đại học về trọng tài

    2022-05-27

    Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Cách đăng ký dwin trên điện thoại | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: 9 ngày tới (28/5 – 5/6), Thần Tài rót lộc vào nhà, tài khoản bùng nổ, tiền về như thác lũ, không giàu nứt đố đổ vách cũng dư dả tiêu xài

    2022-05-27

    Kinh doanh: Một nơi để thở ở Jakarta chật chội

    2022-05-27
    Load More
  • Tin mới
    • Kinh doanh Châu Á
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Tìm hiểu SEO
No Result
View All Result
  • Danh mục

    Category

    • Kinh tế
    • Doanh nghiệp
    • Kinh doanh
    • Kinh tế học
    • Nông nghiệp
    • Sản xuất
    • Tài chính
    • Thương mại
    • Bán hàng Online
    • Đầu tư
    • Bài học Kinh doanh
    • Chia sẽ Kinh nghiệm

    Trending

    • All
    • Kinh tế
    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    2022-05-27
    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo
 | Làm kinh doanh

    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: Trào lưu “bai lan” của bộ phận người trẻ Trung Quốc thờ ơ với thời cuộc

    2022-05-27

    Kinh doanh: GCAI ra mắt văn bằng sau đại học về trọng tài

    2022-05-27

    Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Cách đăng ký dwin trên điện thoại | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: 9 ngày tới (28/5 – 5/6), Thần Tài rót lộc vào nhà, tài khoản bùng nổ, tiền về như thác lũ, không giàu nứt đố đổ vách cũng dư dả tiêu xài

    2022-05-27

    Kinh doanh: Một nơi để thở ở Jakarta chật chội

    2022-05-27
    Load More
  • Tin mới
    • Kinh doanh Châu Á
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Tìm hiểu SEO
No Result
View All Result
Làm kinh doanh - Kiến thức Làm Kinh Doanh
No Result
View All Result
Home Kinh doanh

Hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam 2021

by @Lamkinhdoanh
2021-09-05
in Kinh doanh, Kinh tế, Đầu tư

Hoàn thiện môi trường cạnh tranh trong kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống luật về quản lý doanh nghiệp

Môi trường Kinh doanh của việt nam  hiện nay như thế nào? Mặc dù những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, luật, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý cho sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp, song so với đòi hỏi thì vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Do đó cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật và chính sách theo hướng: ban hành thêm một số luật còn thiếu như luật kinh doanh, luật chống độc quyền và luật khuyến khích cạnh tranh,… Để tạo môi trường pháp lý đầy đủ và chặt chẽ cho hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp cần tiến hành những nội dung sau:
Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý doanh
nghiệp tuy đã ban hành khá nhiều song vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, có nhiều nội dung còn chung chung, chỉ dừng lại ở những nguyên tắc, hoặc có những quy định quá cũ nay không phù hợp với sự chuyển biến của môi trường kinh doanh. Các văn bản pháp quy dưới luật nhiều, không ít trường hợp chồng chéo, không nhất quán, thậm chí có một số văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa trái với nội dung luật định làm phức tạp thêm thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.
Trong lập pháp, để tạo môi trường thể chế thuận lợi cho các doanh nghiệp cần tiếp tục ban hành, bổ sung và sửa đổi các văn bản pháp quy, chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến loại hình doanh nghiệp theo hướng đảm bảo chắc chắn và ổn định; phải thống nhất với mục tiêu tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh; đối xử công bằng với các doanh nghiệp không phân biệt sở hữu; đảm bảo tính hiệu lực để tạo cho môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp phát triển; đảm bảo tính đồng bộ và đúng đắn, tạo hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp chủ động, sáng tạo và năng động trong kinh doanh; đảm bảo thống nhất trong phạm vi cả nước; phải đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ, tập quán quốc tế, phải được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với sự biến động thường xuyên của môi trường kinh doanh.
Trong hành pháp, các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là ở trung ương khẩn trương rà soát, loại bỏ những văn bản pháp quy đã cũ lỗi thời hoặc chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp. Hoàn thiện bộ máy thi hành, giám sát tình hình thực hiện luật pháp và phân định rõ hơn quyền hạn, chức năng của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Hệ thống hành pháp có trách nhiệm thi hành những quy định pháp lý.
Trong tư pháp, cần đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng trong giải quyết những sai phạm về kinh tế giữa các loại hình doanh nghiệp, cũng như giữa doanh nghiệp với các tổ chức xã hội và người tiêu dùng.
Trong hoàn thiện môi trường luật pháp, cần tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, tạo cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích cạnh tranh để các doanh nghiệp tự vận động và phát triển. Điều đáng chú ý hiện nay là sự đối xử của nhà nước giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp ngoài nhà nước như thế nào? Theo chúng tôi, đối với doanh nghiệp nhà nướcNhà nước phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo >pháp luật, trên nguyên tắc ” chỉ cẩm lái, không chèo thuyền” . Nhà nước chỉ quản lý và can thiệp vừa phải; đúng nơi, đúng chỗ, đúng cách. Phải tổ chức lại và đổi mới quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước theo ngành kỹ thuật trên địa bàn và khu vực, tránh chia cắt theo địa giới hành chính, giữa trung ương, địa phương, quy hoạch phân công đầu tư giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài. Cần đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước chỉ quản lý trên cơ sở giao khoán một số chỉ tiêu cơ bản, không can thiệp vào hoạt động sản xuất- kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Thứ hai, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi và khuyến khích xuất khẩu.

Kinh nghiệm của những nước mở cửa thương mại cho thấy, việc giảm hàng rào thương mại đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời những điểm kém hiệu quả và sự mất cân đối được loại bỏ. Trong những năm gần đây, nhiều công trình khoa học cho thấy việc mở cửa thương mại nhiều hơn đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng dài hạn cao hơn. Những nước có mức độ mất cân đối về thương mại cao hơn có mức tăng năng suất thấp hơn so với những nước có mức độ mất cân đối về thương mại ít hơn. Do đó, khuyến khích mở cửa và tự do thương mại sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, nhất là các loại hình doanh nghiệp.
Nhà nước ý thức được rất rõ những tác động tiêu cực của vấn đề bảo hộ và thay thế nhập khẩu nhưng vẫn muốn giữ quan điểm trì hoãn việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan được lâu chừng nào tốt chừng ấy, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực có thể có đối với doanh nghiệp nhà nước và công ăn việc làm. Sự cần thiết hội nhập mạnh hơn vẫn tiếp tục được bàn cãi ở Việt Nam và luận cứ cho việc cần tiếp tục, thậm chí tăng cường sự bảo hộ là có nhiều ngành của Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh quốc tế và rằng các ngành này sẽ không thể tồn tại trong môi trường tự do thương mại. Thực chất thì ngược lại, tự do hóa thương mại và tiếp tục hội nhập là hướng đi tới duy nhất, vì tự do hóa sẽ buộc các loại hình doanh nghiệp hướng vào kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ mà họ có khả năng cạnh tranh hiệu quả nhất.
Cùng với hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế như trên, cần có quan điểm sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô, trước hết là công cụ lãi suất, công cụ tiền tệ, công cụ thuế, đầu tư nhà nước và giá cả đầu vào cho sản xuất như xăng dầu, điện nước,… thích hợp với từng thời kỳ phát triển để vừa điều hành
kinh tế, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, nhất là vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Cần áp dụng tỷ giá linh hoạt không quá xa với thực tế.

Thứ ba, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế

Hệ thống giao thông của nước ta trong những năm qua mặc dù có nhiều tiến bộ, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, kinh odanh của doanh nghiệp. Việc tiếp tục tăng đầu tư nhà nước trong lĩnh vực này là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, cần tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư nhà nước và quản lý tốt hơn hệ thống cung cấp điện nước, và sử dụng có hiệu quả hạ tầng thông tin, internet phục vụ cho hoạt động kinh tế và quản lý.

Thư tư, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực và tạo môi trường công nghệ cho nền kinh tế.

Một mặt, tăng cường đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, chú ý đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề với đào tạo cán bộ trình độ trung học chuyên nghiệp và đại học để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của nước ta; mặt khác cần chú ý giáo dục đạo đức kinh doanh giáo dục cách ứng xử hợp đạo lý, luật pháp giữa doanh nhân với doanh nhân; xây dựng quan hệ lành mạnh giữa các doanh nhân với cộng đồng theo hướng chỉ rõ cho họ thấy được trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng địa phương trong quá trình thúc dẩy doanh nghiệp đi lên; xây dựng trách nhiệm của doanh nhân đối với môi trường tự nhiên, nhằm đảm bảo vấn đề môi sinh trong sự phát triển của các doanh nghiệp.
Để tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ phù hợp với các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra, cần phải chú ý các vấn đề: tạo lập môi trường cạnh tranh cho phát triển và đổi mới công nghệ, các chính sách về chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.
Một số chính sách mà Chính phủ cẩn xem xét trong việc xây dựng các thể chế cho sự phát triển công nghệ là: phát triển kỹ năng công nghệ bằng cách tăng số lượng và chất lượng công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư và nghiên cứu viêc; nâng cấp các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại các trường đại học; phối hợp các dự án, chương trình nghiên cứu với các loại hình doanh nghiệp và các ứng dụng thương mại; nâng cấp các thể chế cơ sở hạ tầng công nghệ, nhấn mạnh trách nhiệm phải hợp tác tích cực với các doanh nghiệp nhà nước, để thực hiện nghiên cứu ứng dụng cho công nghiệp; củng cố lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật trong nước, đưa ra những biện pháp khuyến khích sự phát triển của các văn phòng tư vấn thiết kế và kỹ thuật tư nhân; thành lập một hệ thống trung tâm về định mức và tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo những chuẩn mực này sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế; tăng vốn và đa dạng hóa nguồn vốn cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới công nghệ; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, kỹ sư và công nhân kỹ thuật; tổ chức lại hệ thống các viện nghiên cứu và các trường đại học theo hướng: khắc phục tình trạng phân tán, manh mún tách rời nghiên cứu với đào tạo và sản xuất
Để thực hiện các đề xuất nhằm khuyến khích nâng cấp và phát triển công nghệ, điều quan trọng là Chính phủ phải hình thành một chiến lược tổng thế phát triển khoa học- công nghệ ở Việt Nam, đảm bảo những chính sách liên quan đến phát triển công nghệ là phù hợp với chiến lược công nghiệp tổng thể của Việt Nam.
Đẩy nhanh quá trình cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ. Biến khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ và bền vững, một công cụ pháp lý hữu hiệu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ va thể hiện tính đặc thù của khoa học và công nghệ là một hoạt động sáng tạo. Phải có những quy định phù hợp nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng, tự do sáng tạo của mọi người dân để phát huy tối đa sức sáng tạo của các nhà khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp.
Để hoàn thiện môi trường công nghệ phù hợp và thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp hoạt động cần sớm đưa ra chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của các loại hình doanh nghiệp. Hiện tại ở tầm quốc gia đang tiến hành soạn thảo chiến lược phát triển khoa học, công nghệ của đất nước đến năm 2010, trong đó xác định: các quan điểm và mục tiêu về đổi mới công nghệ, các định hướng ưu tiên trong phát triển công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ.
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện môi trường thể chế, chính sách, cơ chế quản lý cho hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp, hướng vào tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa (kể cả việc quy định nghiêm ngặt hơn và xử lý nghiêm minh hơn đối với các trường hợp vi phạm) hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp. Mặt khác tạo điều kiện rộng rãi cho các doanh nghiệp nhà nước chủ động trong hoạt động đổi mới công nghệ. Những ách tắc, cản trở trong các quy định chính sách và cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động này của doanh nghiệp cần được sớm tháo gỡ và xoá bỏ. Khuyến khích và hướng mạnh các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ trong các liên doanh với doanh nghiệp nhà nước. Theo phương hướng này cần tiếp tục cải thiện môi trường thương mại và môi trường kinh doanh, đầu tư mà ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài cho đến nay vẫn cho rằng là khó khăn. Muốn vậy cần thiết lập một khuôn khổ chính sách dài hạn và ổn định đối với FDI.

Một số khuyến nghị hoàn thiện môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam
Một số khuyến nghị hoàn thiện môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tài liệu cung cấp thông tin môi trường Kinh doanh, và cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam
Tài liệu PDF: Một số khuyến nghị hoàn thiện môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam

You might also like

Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

Cách đăng ký dwin trên điện thoại | Làm kinh doanh

Có An Toàn Khi Đi Du Lịch Châu Âu Do Chiến Tranh Ở Ukraine Không? Các chuyên gia nói chính xác – SchengenVisaInfo.com | Làm kinh doanh

Bài viết: Hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam 2021 by @Lamkinhdoanh – 2021

5/5 - (2 votes)
Tags: Môi trường kinh doanhThực trạng và giải pháp
ShareTweetPin
Previous Post

Giải pháp phát triển kinh tế biển với bảo vệ toàn vẹn vùng biển đảo Việt Nam

Next Post

Vai trò của văn hóa tổ chức đối với các tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp

Related Posts

Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

2022-05-27
Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

2022-05-27
Cách đăng ký dwin trên điện thoại

 | Làm kinh doanh
Giải Trí

Cách đăng ký dwin trên điện thoại | Làm kinh doanh

2022-05-27
Có An Toàn Khi Đi Du Lịch Châu Âu Do Chiến Tranh Ở Ukraine Không?  Các chuyên gia nói chính xác – SchengenVisaInfo.com
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Có An Toàn Khi Đi Du Lịch Châu Âu Do Chiến Tranh Ở Ukraine Không? Các chuyên gia nói chính xác – SchengenVisaInfo.com | Làm kinh doanh

2022-05-27
Lệnh giao dịch chứng khoán? 

 | Làm kinh doanh
Kinh doanh

Lệnh giao dịch chứng khoán? | Làm kinh doanh

2022-05-27
10 công ty tư vấn quản lý và chiến lược hàng đầu của Tây Ban Nha dành cho sinh viên tốt nghiệp
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

10 công ty tư vấn quản lý và chiến lược hàng đầu của Tây Ban Nha dành cho sinh viên tốt nghiệp | Làm kinh doanh

2022-05-27
Next Post

Vai trò của văn hóa tổ chức đối với các tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher

CATEGORIES

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhdoanh.

Web Làm kinh doanh, trang chia sẽ kiến thức làm kinh doanh, cách làm kinh doanh, danh mục kiến thức về kinh tế kinh doanh.

DMCA.com Protection Status  |  DMCA & Lamkinhdoanh.com

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
No Result
View All Result
  • Danh mục
  • Tin mới
    • Kinh doanh Châu Á
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Tìm hiểu SEO

© 2021 Web https://lamkinhdoanh.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In