• About
  • Privacy
  • Contact
  • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
  • Danh mục

    Category

    • Kinh tế
    • Doanh nghiệp
    • Kinh doanh
    • Kinh tế học
    • Nông nghiệp
    • Sản xuất
    • Tài chính
    • Thương mại
    • Bán hàng Online
    • Đầu tư
    • Bài học Kinh doanh
    • Chia sẽ Kinh nghiệm

    Trending

    • All
    • Kinh tế
    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    2022-05-27
    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo
 | Làm kinh doanh

    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: Trào lưu “bai lan” của bộ phận người trẻ Trung Quốc thờ ơ với thời cuộc

    2022-05-27

    Kinh doanh: GCAI ra mắt văn bằng sau đại học về trọng tài

    2022-05-27

    Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Cách đăng ký dwin trên điện thoại | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: 9 ngày tới (28/5 – 5/6), Thần Tài rót lộc vào nhà, tài khoản bùng nổ, tiền về như thác lũ, không giàu nứt đố đổ vách cũng dư dả tiêu xài

    2022-05-27

    Kinh doanh: Một nơi để thở ở Jakarta chật chội

    2022-05-27
    Load More
  • Tin mới
    • Kinh doanh Châu Á
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Tìm hiểu SEO
No Result
View All Result
  • Danh mục

    Category

    • Kinh tế
    • Doanh nghiệp
    • Kinh doanh
    • Kinh tế học
    • Nông nghiệp
    • Sản xuất
    • Tài chính
    • Thương mại
    • Bán hàng Online
    • Đầu tư
    • Bài học Kinh doanh
    • Chia sẽ Kinh nghiệm

    Trending

    • All
    • Kinh tế
    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    Kinh doanh: Mỹ và Đài Loan có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ‘trong vài tuần’

    2022-05-27
    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo
 | Làm kinh doanh

    Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: Trào lưu “bai lan” của bộ phận người trẻ Trung Quốc thờ ơ với thời cuộc

    2022-05-27

    Kinh doanh: GCAI ra mắt văn bằng sau đại học về trọng tài

    2022-05-27

    Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Cách đăng ký dwin trên điện thoại | Làm kinh doanh

    2022-05-27

    Kinh doanh: 9 ngày tới (28/5 – 5/6), Thần Tài rót lộc vào nhà, tài khoản bùng nổ, tiền về như thác lũ, không giàu nứt đố đổ vách cũng dư dả tiêu xài

    2022-05-27

    Kinh doanh: Một nơi để thở ở Jakarta chật chội

    2022-05-27
    Load More
  • Tin mới
    • Kinh doanh Châu Á
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Tìm hiểu SEO
No Result
View All Result
Làm kinh doanh - Kiến thức Làm Kinh Doanh
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Khái niệm về kinh tế số là gì, cách đo lường kinh tế số ở Việt Nam 2021

khái niệm về kinh tế số, cách đo lường kinh tế số, một số cơ hội và thách thức từ sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam.

by @Lamkinhdoanh
2021-09-05
in Kinh tế

Khái niệm về kinh tế số là gì, cách đo lường kinh tế số, một số cơ hội và thách thức ở Việt Nam

Kinh tế số là gì?

Bài viết này cung cấp khái niệm về kinh tế số là gì, cách đo lường kinh tế số, một số cơ hội và thách thức từ sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy kinh tế số phát triển nhanh và đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Kể từ đầu thập niên 2000, sự xuất hiện của công nghệ internet vạn vật (Internet of Things: IoT) đánh dấu sự phát triển vượt bậc việc sử dụng dữ liệu vào hoạt động kinh doanh và mọi hoạt động khác của xã hội. Mặt khác, chính phủ nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc,… triển khai ứng dụng công nghệ trên nhiều phương diện như chính phủ điện tử, chữ ký điện tử, dịch vụ trực tuyến tạo thuận lợi cho công việc và đời sống của người dân. Tất cả các điều trên đây dẫn tới sự hình thành kinh tế số (digital economy). Kinh tế số tạo ra các loại hình kinh doanh đa dạng và cải tiến không ngừng, đồng thời tạo thêm các loại hình việc làm hoàn toàn mới, thu hút được đông đảo nguồn lao động trong xã hội. Hơn nữa, kinh tế số còn cung cấp các giá trị bổ sung cho người tiêu dùng và xã hội, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Do đó, kinh tế số đã trở thành xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đang có những điều kiện cho nền kinh tế số phát triển mạnh. Trong một báo cáo nghiên cứu của Google, Temasek Holdings (Singapore) cùng với đối tác Bain & Company công bố cho thấy: Việt Nam cùng với Indonesia là hai quốc gia bứt phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Trong đó, nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2019 và sẽ bứt phá lên 43 tỷ USD vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ (Văn Phong, 2019).

Tuy nhiên, sự bùng nổ của kinh tế số cũng đặt Việt Nam trước nhiều thách thức, trong đó có những vấn đề về pháp lý, về an toàn an ninh mạng và về việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Cụ thể, Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) đã cho biết có 10.000 vụ tấn tấn công mạng nhằm vào internet Việt Nam năm 2017, gây thất thoát khoảng 12,3 nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam thường xuyên nằm trong top 10 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới (Kaspersky Lab, 2018).

You might also like

Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

Có An Toàn Khi Đi Du Lịch Châu Âu Do Chiến Tranh Ở Ukraine Không? Các chuyên gia nói chính xác – SchengenVisaInfo.com | Làm kinh doanh

10 công ty tư vấn quản lý và chiến lược hàng đầu của Tây Ban Nha dành cho sinh viên tốt nghiệp | Làm kinh doanh

Hiểu biết một cách đúng đắn và toàn diện cả về lợi ích cũng như về thách thức đối với kinh tế số là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế số theo con đường tối ưu nhất có thể được. Bài viết này cung cấp khái niệm về kinh tế số, cách đo lường kinh tế số, một số cơ hội và thách thức từ sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy kinh tế số phát triển nhanh và đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Khái niệm về kinh tế số là gì?

Theo Bukht R. & Heeks R. (2017) có nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế số và có thể khái quát sau:
Kinh tế số lõi (Core Digital Economy)
Chỉ bao gồm lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) với các hoạt động:
+ Sản xuất thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông và thiết bị bán dẫn
+ Các dịch vụ viễn thông và truy cập internet
+ Xử lý dữ liệu và các dịch vụ thông tin khác
+ Phát triển phầm mềm
Kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy)
Bao gồm các ngành nghề có mô hình kinh doanh gắn liền với công nghệ số như:
+ Các nền tảng trực tuyến
+ Các dịch vụ hỗ trợ nền tảng như nền kinh tế chia sẻ, tài chính tổng hợp, gọi vốn cộng đồng (crowdsourcing), nền kinh tế việc làm tự do (gig)
Kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy)
Bao gồm cả các ngành nghề truyền thống đang cố gắng đưa công nghệ số vào hoạt động
của mình như:
+ Thương mại điện tử, kinh doanh điện tử
+ Công nghiệp 4.0 (industry 4.0), nông nghiệp chính xác (precision agriculture), kinh tế thuật toán (algorithmic economy), kinh tế chia sẻ (sharing economy),…
+ Chính phủ điện tử
Nguồn: Bukht R & Heeks R (2017).

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đồng thuận một nhận định là chưa có một định nghĩa chính xác về kinh tế số. Do đó, cộng đồng nghiên cứu về kinh tế số nên cố gắng tạo ra các đột phá nền tảng mới trong nghiên cứu lý thuyết về kinh tế học và quản lý để nắm bắt và phát triển khái niệm về kinh tế số.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm ” Kinh tế số” bao gồm: Kinh tế số lõi; dịch vụ số; kinh tế nền tảng và một bộ phận phù hợp của kinh tế chia sẻ vì quan niệm này có tính phổ biến và phù hợp để phát triển kinh tế số Việt Nam.

Đo lường kinh tế số

Nhằm khuyến khích hoạt động phản ánh đo lường kinh tế số vào thống kê quốc gia một cách toàn diện, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất một bộ công cụ đo lường kinh tế số cho các quốc gia thành viên trong G20. Bộ công cụ đo lường kinh tế số xem xét 35 chỉ số đo lường kinh tế số theo bốn nhóm chủ đề sau đây (OECD, 2018):
Nhóm 1: Nhóm chỉ số chỉ dẫn sự phát triển hạ tầng vật chất, dịch vụ và an ninh trong nền kinh tế số (8 chỉ số): Đầu tư vào băng thông rộng; Băng thông rộng di động; Internet tốc độ cao; Giá kết nối; Hạ tầng cho IoT; Hạ tầng máy chủ an toàn; Truy cập máy tính của hộ gia đình; Hạ tầng internet của hộ gia đình.
Nhóm 2: Nhóm chỉ số chỉ dẫn vai trò phát triển của kinh tế số trong cuộc sống của người dân, cách họ truy cập và sử dụng các công nghệ số (8 chỉ số): Bản địa số hóa; Thu hẹp khoảng cách số; Sử dụng internet của người dân; Tiêu dùng điện tử; Tài khoản tiền dựa trên điện thoại di động; Tương tác C2G (công dân- chính quyền); Giáo dục thời đại số; Kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông cá nhân.
Nhóm 3:
Nhóm chỉ số chỉ dẫn đổi mới trong công nghệ số, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số (8 chỉ số): Nghiên cứu về học máy; Công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo; Robot hóa trong chế tạo; Nghiên cứu và phát triển trong công nghệ thông tin; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp; Đổi mới liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông của doanh nghiệp; Dịch vụ điện toán đám mây.
Nhóm 4: Nhóm chỉ số chỉ dẫn cách thức đa dạng các công nghệ số đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm (11 chỉ số): Việc làm công nghệ thông tin và truyền thông; Thương mại điện tử; Giá trị gia tăng của công nghiệp thông tin; Dấu ấn mở rộng của công nghệ thông tin và truyền thông; Đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông; Công nghệ thông tin và truyền thông với tăng năng suất; Công nghệ thông tin và truyền thông với chuỗi giá trị toàn cầu; Thương mại và việc làm công nghệ thông tin và truyền thông; Tỷ lệ phần trăm thương mại hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông trong thương mại hàng hóa; Tỷ lệ phần trăm dịch vụ viễn thông; Máy tính và thông tin trong thương mại dịch vụ.
Ở một góc nhìn khác, Erika B. & cộng sự (2018) đã đưa ra quan điểm của mình trong việc đo lường kinh tế số như sau:
Các loại hình công nghiệp, sản phẩm và giao dịch kinh tế số
Bảng 2: Các loại hình công nghiệp, sản phẩm và giao dịch kinh tế số
Như vậy, hệ thống các chỉ số trên đây sẽ cung cấp một cách nhìn trong đo lường kinh tế số cho nền kinh tế của một quốc gia.

Các nghiên cứu về phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng có nhiều nhà khoa học hay các cơ quan nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế số của quốc gia.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2018) đã tìm hiểu kinh nghiệm về phát triển kinh tế số của một số quốc gia châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất một số hàm ý để phát triền nền kinh tế số của Việt Nam trên 04 khía cạnh là:
(i) Các sáng kiến đang ngày càng dựa vào công nghệ số và có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế – xã hội nếu được triển khai một cách hợp lý;
(ii) Chính phủ cần tạo không gian thử nghiệm đi đôi với hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển kinh tế số;
(iii) Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số cũng như các giải pháp công nghệ số hiện đại để triển khai các ứng dụng số kết nối thông minh, đẩy nhanh các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt; (
iv) Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là gắn với các xu thế công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ robot,…

Trong nghiên cứu của Phạm Việt Dũng (2020) đã chỉ ra rằng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) cùng với nền kinh tế số sẽ là một xu hướng lớn, mở ra cho Việt Nam cơ hội đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau: (i) Chính phủ sớm ban hành Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số; sớm công bố quy hoạch ngành về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; (ii) Việt Nam cần mạnh dạn tháo gỡ chính sách quản lý trong lĩnh vực internet, tiến tới định hình các tiêu chuẩn quốc tế và các quy tắc thương mại kỹ thuật số; (iii) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số hiện nay; (iv) đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số; (v) hỗ trợ huy động các nguồn lực, có những chính sách ưu đãi về thuế cho ngành phần mềm, các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm; (vi) nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số; (vii) phát động cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số ở Việt Nam; (viii) tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn xã hội về kinh tế số.

Cũng tương đồng với các nghiên cứu trên, Hà Quang Thụy & cộng sự (2020) đã đưa ra một số đề xuất để phát triển kinh tế số Việt Nam trên 4 khía cạnh là: (i) Tăng cường nhận thức về kinh tế số và phát triển kinh tế số Việt Nam; (ii) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước kinh tế số Việt Nam; (iii) Phát triển nguồn nhân lực kinh tế số; (iv) Phát triển hệ sinh thái kinh tế số Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng nhận định: Kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giới và Việt Nam. Tuy Việt Nam có hạn chế lớn là trình độ nền kinh tế thấp song cũng có một số lợi thế chủ quan: ổn định chính trị; tiềm năng nguồn nhân lực phù hợp với việc tiếp thu và phát triển các công nghệ số; có khả năng thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới.

Như vậy, trong các nghiên cứu trên đều thống nhất là để phát triển mạnh kinh tế số của Việt Nam thì cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, phổ biến tuyên truyền để mọi người dân và doanh nghiệp có nhận thức tốt về kinh tế số và phát triển kinh tế số Việt Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu này đều có hạn chế là các giải pháp đưa ra còn mang tính định hướng, chưa xác định rõ chủ thể thực hiện cũng như lộ trình thực hiện, mất thời gian bao lâu. Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng chưa chỉ rõ những số liệu cụ thể là nền tảng cho việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Những thách thức mà Việt Nam cần vượt qua để phát triển nền kinh tế số

Cuộc CMCN 4.0 là thời cơ cho Việt Nam thực hiện đột phá trở thành một nước phát triển. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế số thành công và hướng tới quốc gia thông minh thì Việt Nam cần vượt qua những thách thức sau:
1. Thách thức đầu tiên và quan trọng nhất là ý chí lãnh đạo và quyết tâm chính trị. Những yếu tố này sẽ quyết định liệu cuộc CMCN 4.0 có thực sự diễn ra trên mọi lĩnh vực hay chỉ là một khẩu hiệu theo trào lưu.
2. Thách thức thứ hai là các quy định pháp lý của Việt Nam và tổ chức thực thi trong thực tế. Nhiều quy định ở Việt Nam thường không theo kịp với tốc độ số hóa nhanh chóng của nền kinh tế vì các hoạt động trong nền kinh tế số đều dựa trên công nghệ và các giao dịch được tiến hành thông qua các nền tảng kết nối internet. Chẳng hạn, dự thảo Nghị định về ” Định danh và Xác thực điện tử” vẫn đang trong quá trình xây dựng, nên chưa có được sự thống nhất giữa việc cung cấp dữ liệu, sử dụng dữ liệu; cũng như chưa định danh được các cá nhân trên môi trường mạng. Điều này dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp, cá nhân khi muốn tham gia các nền tảng, ứng dụng số vẫn phụ thuộc vào dữ liệu của doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, các dịch vụ nội khó có thể cạnh tranh bình đẳng với các dịch vụ từ doanh nghiệp nước ngoài.
3. Thách thức thứ ba là hạ tầng viễn thông của Việt Nam, mặc dù là có nhiều sự bứt phá trong thời gian qua nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của kinh tế số. Việt Nam hiện chỉ có 9 trung tâm dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp, ít hơn rất nhiều so với các nước láng giềng như Singapore hay Indonexia (CSIRO, 2019). Hơn nữa, Việt Nam thường xuyên nằm trong top 10 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới (Kaspersky Lab, 2018). Vì vậy, việc bảo đảm an toàn, an ninh trong môi trường số cũng là vấn đề quan trọng nếu muốn đưa kinh tế số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế.
4. Thách thức thứ tư là nguồn nhân lực làm công nghệ thông tin ở Việt Nam. Tuy người Việt Nam có đặc điểm ” linh hoạt” , dễ dàng thích nghi nhanh với công nghệ số nhưng sáng tạo và đổi mới lại không phải là thế mạnh của chúng ta. Lực lượng lao động ở Việt Nam thường phù hợp làm việc như ” công nhân” trong lĩnh vực công nghệ thông tin, rất thiếu nhóm nhân lực có thể đảm nhiệm vai trò ” tổng công trình sư” (hay còn gọi là nhóm tinh hoa) để dẫn dắt quá trình chuyển đổi số. Minh chứng rõ nét nhất là hầu hết tất cả các sản phẩm số của Việt Nam gần đây đều là những nền tảng ứng dụng cho các ngành nghề khác nhau, chứ không phải là những sản phẩm hoàn toàn mới.

Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam

Việc phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030 là tất yếu, mang tính cấp thiết. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số Việt Nam nhằm hướng tới quốc gia thông minh thành công, cần phải có sự đầu tư nguồn lực, quyết tâm thực hiện của tất cả các thành phần trong xã hội theo các giải pháp cụ thể như sau:
Một là, phát triển nhanh và mạnh hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và năng lượng
Nền kinh tế số không thể tồn tại mà không có cơ sở hạ tầng, kết nối mạng internet rộng khắp, nguồn năng lượng điện ổn định và đáng tin cậy. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ sau:
Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt quy hoạch điện VII (theo quyết định số 1208/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/7/2011), nguồn cung năng lượng sẽ được tăng cường nhờ vào các nhà máy nhiệt điện đốt than và tua-bin khí mới (đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng vào năm 2030), cũng như các khoản đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo như các nhà máy điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời và các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ (cung cấp 24% năng lượng năm 2030). Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (quy hoạch điện VIII).
Bộ Thông tin và Truyền thông, các tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, FPT,… tập trung phát triển rộng rãi dịch vụ không dây băng thông rộng, giúp giảm bớt sự lệ thuộc vào dịch vụ vệ tinh. Tăng cường phổ biến dịch vụ 5G. Công nghệ 5G sẽ giúp người dân ở những khu vực không thuận lợi giao thông có cơ hội tiếp cận internet vì sẽ không cần phải kết nối có dây.
Giai đoạn 2021-2025, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn thành thí điểm xây dựng thành phố thông minh (Smart City). Khi đó, các phương tiện giao thông, các camera giám sát an ninh, hệ thống cung cấp điện, nước, dịch vụ của thành phố và người dân,… được kết nối với mạng IoT để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Giai đoạn 2026-2030 tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng thành phố thông minh tại các đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ,…
Hai là, đảm bảo an ninh mạng và quản trị dữ liệu tốt
An ninh của các mạng lưới là một phần không thể thiếu khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế số ở Việt Nam. Để thực hiện đảm bảo an ninh mạng và quản trị dữ liệu tốt, Việt Nam cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hệ thống an ninh mạng nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và các doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm các bộ lọc, phần mềm chống vi-rút, các cảnh báo và hướng dẫn tránh bị lợi dụng, lừa đảo khi thực hiện các dịch vụ/kết nối trực tuyến. Đến năm 2030, cần xây dựng được bộ công cụ an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp, đảm bảo nhận thức được các mối đe dọa của ngành và các mối đe dọa khác trên mạng cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu.
Ngành tài chính – ngân hàng của Việt Nam đẩy mạnh sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) nhằm tăng cường an ninh hệ thống trong các giao dịch, thanh toán, chuyển tiền kiều hối,…
Các cơ quan báo chí, các địa phương trên cả nước cần tạo dựng niềm tin của người dân bằng cách cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về tình hình an ninh mạng ở Việt Nam, bao gồm số lượng các vụ tấn công mạng và vi phạm dữ liệu, các vấn đề đáng lo ngại mới phát sinh và các thống kê trực tuyến khác.
Ba là, nâng cao kỹ năng và năng lực số cho toàn dân
Trong một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về nền kinh tế Việt Nam đều nhấn mạnh vào tình trạng thiếu hụt các kỹ năng và năng lực số để phát triển kinh tế số thành công ở Việt Nam (Breu & cộng sự, 2012; Poole & cộng sự, 2017). Do vậy, trong vòng 10 năm tới để xây dựng được một thế hệ ” công dân số” thì Việt Nam cần phải thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể phù hợp với giáo dục STEM (ưu tiên các môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) để đưa vào thí điểm triển khai trong giai đoạn 2021-2025 và triển khai trên toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Việc đào tạo kỹ năng số cần phải bắt đầu từ rất sớm, từ bậc giáo dục tiểu học cho trẻ nhỏ đến đào tạo và đào tạo lại cho người lớn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học sớm đưa các môn học lập trình, phát triển ứng dụng, in 3D và robot vào chương trình giảng dạy bắt buộc của sinh viên các trường đại học khối kỹ thuật. Đồng thời tập trung cho giới trẻ các kỹ năng sáng tạo và phát triển kinh doanh như: làm việc nhóm, phát biểu, thuyết trình và truyền cảm hứng.
Các Bộ/Ngành/Địa phương có thể thành lập các trung tâm nghiên cứu ” tinh hoa” tại các trường đại học, các Viện nghiên cứu và cung cấp học bổng, nguồn lực, trang thiết bị cho việc đào tạo những chuyên gia kinh tế số cao cấp, những người có đủ kiến thức và kỹ năng đa lĩnh vực (khoa học, công nghệ, kinh tế, quản lý, xã hội,…), để định hình phát triển kinh tế số ở tầm quốc gia.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cần ban hành các chính sách ưu đãi về thị thực và các hình thức ưu đãi khác như công việc và vị trí bổ nhiệm cho các chuyên gia và người lao động lành nghề đến từ nước ngoài. Như vậy sẽ gia tăng đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng và thực hiện được chuyển giao công nghệ cho sự phát triển của kinh tế số.
Bốn là, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
Việt Nam đã bước đầu thành công khi xây dựng Cổng dịch vụ công Quốc gia và triển khai Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối Cổng dịch vụ công Bộ/Ngành/Địa phương. Đây là hệ thống quan trọng để kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, thể hiện tinh thần phục vụ của Chính phủ Việt Nam. Trong giai đoạn từ nay đến 2030 thì Việt Nam cần tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ cụ thể sau để tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của Chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng:
Giai đoạn từ 2021 đến 2025 Chính phủ Việt Nam chỉ đạo quyết liệt các Bộ/Ngành/Địa phương cần tập trung hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai… Tiếp theo, trong giai đoạn 2026 đến 2030 cần tiến hành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương nhằm sử dụng hiệu quả nhất các cơ sở dữ liệu quốc gia này. Thông tin phải được thông suốt giữa các cấp Chính phủ nhằm tiến tới hoàn thành việc xây dựng Cổng thanh toán quốc gia; Hệ thống thông tin Chính phủ không giấy tờ; Hệ thống điện tử về tham vấn chính sách; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia,…
Chính phủ cũng hỗ trợ đầu tư phát triển các ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống chuỗi khối (blockchain) và các giải pháp thực tế ảo/thực tế ảo tăng cường có thể được áp dụng trong rất nhiều nhiệm vụ của khu vực công ở Việt Nam.
Năm là, thúc đẩy mạnh mẽ sự sáng tạo đổi mới quốc gia trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trong báo cáo ” Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, bình đẳng và dân chủ” đã thẳng thắn đánh giá: ” Hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam còn yếu và hầu như chưa có đóng góp gì cho sản lượng đầu ra hoặc tăng trưởng kinh tế” (World Bank & Ministry of Planning and Investment of Vietnam, 2016). Do đó, việc thúc đẩy mạnh mẽ sự sáng tạo đổi mới quốc gia là rất cấp thiết. Việt Nam cần phải nhanh chóng triển khai một số nhiệm vụ sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đứng ra chủ trì xây dựng bộ chỉ số ” Chuyển đổi số” hay chỉ số ” Đổi mới sáng tạo Việt Nam” – đây là những chỉ số đo lường mức độ đổi mới sáng tạo của Việt Nam và là nền tảng để xác định lĩnh vực/địa điểm diễn ra đổi mới sáng tạo. Khi có được bộ chỉ số này sẽ cung cấp dữ liệu, cung cấp thông tin cho các kế hoạch đầu tư tiếp theo và cung cấp phản hồi với các nhà hoạch định chính sách.
Các Bộ/Ngành/Địa phương hoàn thiện các chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy quan hệ đối tác công nghệ và chuyển giao công nghệ giữa các ngành công nghiệp ở Việt Nam với các doanh nghiệp cung cấp công nghệ lớn trên thế giới.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục làm tốt vai trò kiến tạo, kết nối, tạo môi trường chính sách, thể chế thúc đẩy ” Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia” lớn mạnh vì nó sẽ thúc đẩy kinh tế số lớn mạnh theo. Một tổ chức hay một nền tảng đổi mới sáng tạo quốc gia liên kết các nhà nghiên cứu trên khắp Việt Nam và trên toàn thế giới có khả năng sẽ tăng tốc chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực.
Sáu là, cải cách chính sách thuế và các quy định pháp lý
Trong một cuộc khảo sát của tổ chức AlphaBeta (2017) cho thấy các nhà đầu tư và giám đốc điều hành trong lĩnh vực số ở khu vực ASEAN muốn một chế độ thuế được quản lý và thực thi hiệu quả khi tham gia đầu tư ở một quốc gia. Những người tham gia khảo sát cũng chỉ ra rằng các cơ quan thuế Việt Nam đã áp dụng cơ chế thuế thiếu nhất quán hoặc không thể đoán trước. Điều này khiến Việt Nam gặp bất lợi so với nhiều quốc gia đối thủ trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Malaysia. Có thể Chính phủ Việt Nam đã có những quan ngại về khả năng các công ty đa quốc gia có hành vi trốn thuế thông qua cơ cấu công ty toàn cầu có trụ sở đặt ở các thiên đường thuế.
Các công nghệ dựa trên nền tảng số có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển, tạo ra các mô hình kinh doanh mới lạ. Do đó, Chính phủ cần đưa ra các chính sách thuế phù hợp nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Để làm được điều này, Việt Nam nên cân nhắc thành lập ” Hội đồng chuyên gia tư vấn cải cách quy định pháp lý và chính sách thuế” . Hội đồng tư vấn này sẽ đưa ra các ưu tiên và xác định những quy định pháp lý đang làm cản trở sự tăng trưởng nền kinh tế số ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cho cải cách.

Với các giải pháp mạnh mẽ trên sẽ giúp tương lai kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại số ngày nay.

5/5 - (4 votes)
Tags: Kinh tế sốKinh tế toàn cầuPhát triển kinh doanh
ShareTweetPin
Previous Post

Quy tắc xuất xứ ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Next Post

10 VĐV giàu nhất Olympic: Mayweather thua xa 2 tỷ phú thể thao này

Related Posts

Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Volodymyr Zelensky, nhà tài phiệt Ukraine kinh doanh ở Nga trong bối cảnh xung đột: Báo cáo | Làm kinh doanh

2022-05-27
Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Điều gì sẽ xảy ra tại ITIC APAC 2022 | Làm kinh doanh

2022-05-27
Có An Toàn Khi Đi Du Lịch Châu Âu Do Chiến Tranh Ở Ukraine Không?  Các chuyên gia nói chính xác – SchengenVisaInfo.com
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Có An Toàn Khi Đi Du Lịch Châu Âu Do Chiến Tranh Ở Ukraine Không? Các chuyên gia nói chính xác – SchengenVisaInfo.com | Làm kinh doanh

2022-05-27
10 công ty tư vấn quản lý và chiến lược hàng đầu của Tây Ban Nha dành cho sinh viên tốt nghiệp
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

10 công ty tư vấn quản lý và chiến lược hàng đầu của Tây Ban Nha dành cho sinh viên tốt nghiệp | Làm kinh doanh

2022-05-27
Sáp nhập: Ủy ban phê duyệt việc mua lại Meggitt của Parker, tùy thuộc vào các điều kiện
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Sáp nhập: Ủy ban phê duyệt việc mua lại Meggitt của Parker, tùy thuộc vào các điều kiện | Làm kinh doanh

2022-05-26
Đầu tư vào bất động sản ở Minsk World!  Chương trình khuyến mãi kéo dài đến cuối tháng 5!
 | Làm kinh doanh
Kinh tế

Đầu tư vào bất động sản ở Minsk World! Chương trình khuyến mãi kéo dài đến cuối tháng 5! | Làm kinh doanh

2022-05-26
Next Post

10 VĐV giàu nhất Olympic: Mayweather thua xa 2 tỷ phú thể thao này

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher

CATEGORIES

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhdoanh.

Web Làm kinh doanh, trang chia sẽ kiến thức làm kinh doanh, cách làm kinh doanh, danh mục kiến thức về kinh tế kinh doanh.

DMCA.com Protection Status  |  DMCA & Lamkinhdoanh.com

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
No Result
View All Result
  • Danh mục
  • Tin mới
    • Kinh doanh Châu Á
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Tìm hiểu SEO

© 2021 Web https://lamkinhdoanh.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In